Trải nghiệm và đánh giá các ngân hàng số từ một "con nghiện" sưu tầm thẻ
Được đăng vào 31/08/2021 00:18 bởi Duy Nguyễn.
1 phút đọc
268 lượt xem
Đối với thời đại hiện này, thẻ ATM và ngân hàng đang trở thành một thứ quan trọng của một con người trong thời đại 4.0. Và trong thời gian gần đây, các ngân hàng số được thành lập và phát triển với tốc độ chóng mặt. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về các ngân hàng số và trải nghiệm từ một người sử dụng các ngân hàng số nhiều như mình. Cùng bắt đầu ngay nhé.
Vậy ngân hàng số là gì?
Trước khi mình giới thiệu ngân hàng số thì bạn cần phải biết về ngân hàng truyền thống (NHTT) trước khi biết về ngân hàng số để dễ dàng phân biệt được (Nếu bạn đã biết thì bạn nên đọc phần tiếp theo). Theo một số trang mà mình tìm được thì ngân hàng truyền thống có khái niệm như sau:
"Ngân hàng truyền thống là những tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính như tiền gửi, cho vay, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn,... tại các địa điểm giao dịch và hoạt động trong một khoản thời gian nhất định".
Sau khi đọc xong khái niệm của NHTT thì bạn sẽ thấy những ưu điểm cũng như nhược điểm quá lớn của các NHTT. Đó là giới hạn về vị trí và thời gian làm việc. Vậy thì ngân hàng số (NHS) đã sinh ra như một điều tất yếu để khắc phục những nhược điểm đang lớn dần của các NHTT. Theo mình tìm hiểu được thì NHS có khái niệm như sau:
Ngân hàng số là một ngân hàng cung cấp dịch vụ hoàn toàn trên Internet và loại bỏ nhu cầu về các chi nhánh của ngân hàng truyền thống. Ngân hàng số là ứng dụng công nghệ cho mọi hoạt động, quy trình và chương trình ngân hàng. Nhờ đó giúp tăng trải nghiệm của khách hàng khi thực hiện mọi giao dịch trở nên đơn giản, dễ dàng và thuận tiện hơn. Hay nói một cách đơn giản hơn, mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng số là hoàn toàn trực tuyến.
Ngân hàng số ở Việt Nam cũng đã có thời gian trên thị trường ngân hàng khá lâu. Ví dụ là ngân hàng Timo được thành lập từ 2016 và là ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam. Tuy đã phát triển đã hơn 5 năm, nhưng lĩnh vực ngân hàng số lại không được đầu tư và phát triển nhiều. Cho đến khi đại dịch COVID-19 bùng phát, khiến mọi thứ đình trệ thì NHS lại phát triển nhanh chóng như vũ bão. Và nó một lựa chọn khá thích hợp trong thời gian dịch bệnh hiện nay, khi mọi hoạt động tiếp xúc bị hạn chế hết sức có thể. Vậy là mình đã phân tích và cho các bạn biết NHS là gì và sự phát triển của NHS hiện nay.
Trải nghiệm các ngân hàng số hiện nay
Đối với một sinh viên như mình, việc chọn một ngân hàng để giữ tiền và tiêu dùng là một vấn đề khá đau đầu. Vì sau khi mình trải nghiệm 1 năm với ngân hàng Vietcombank với đứa sinh viên là một trải nghiệm chưa thực sự tốt cho lắm. Sau một tháng mình phải trả vô số khoảng phí duy trì cộng thêm phí rút tiền, chuyển tiền thì mình mất một số tiền đối với mình khá nhiều khi là một người ít làm ra tiền. Cho nên mình phải chuyển sang các ngân hàng như một cứu cánh của một thằng sinh viên nghèo như mình. Và ngân hàng số mình sử dụng đầu tiên đó là Timo Plus.
Timo Plus - Ngân Hàng Bản Việt
Ấn tượng của mình về Timo Plus đó là sự ổn định. Là một ngân hàng số đầu tiền nên Timo cũng đã tự phát triển lên qua nhiều năm trong lĩnh vực này. Và mình khá hài lòng với dịch vụ mà Timo Plus mang lại cho mình. Mình sẽ liệt kê các thông tin mà các bạn cần biết với Ngân hàng Timo Plus này.
- Là ngân hàng số dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Bản Việt.
- Miễn phí các loại chi phí (rút tiền, chuyển tiền, phí duy trì).
- Liên kết với các ví điện tử nhanh chóng, dễ dàng.
- Timo hiện chỉ có thẻ tín dụng MasterCard và thẻ ghi nợ nội địa. Và việc phát hành cả 2 loại thẻ này đều yêu cầu chủ thẻ trên 18 tuổi.
- Chỉ có các phòng giao dịch chính ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ. Các địa phương khác chưa có các phòng giao dịch.
- Timo Plus yêu cầu sau khi đăng kí phải đến phòng giao dịch cho nên các bạn nào nếu không ở gần Hà Nội hoặc TP.HCM thì không đăng ký và nhận thẻ được.
TNEX - Ngân Hàng Hàng Hải
Sau một thời gian sử dụng Timo Plus, mình lại muốn "đổi gió" trong việc sử dụng ngân hàng của mình (tánh khó bỏ thật =]]] ). Và mình tìm thấy TNEX trên một trang báo nào đó. Sau khi tìm hiểu thì mình thấy TNEX là một ngân hàng dành cho "GenZ" với một ứng dụng quản lý khá là bắt mắt, trẻ trung và rất khác so với các ngân hàng mình đang sử dụng. Sau đây mình sẽ liệt kê những ưu - nhược điểm khi sử dụng TNEX nhé.
- Đăng ký eKYC nhanh chóng, ngân hàng giao thẻ tận tay trong vòng 5,6 ngày (thời điểm trước mùa dịch).
- Thẻ TNEX có màu xanh da trời, nhìn rất chanh sả, cộng thêm việc TNEX còn gửi các sticker ngỗ nghĩnh nữa.
- Giao diện của TNEX khá đẹp, bắt mắt. Giống như một app chơi game xuyên ngân hà hơn là app ngân hàng =]]].
- Miễn phí các loại chi phí (rút tiền, chuyển tiền, phí duy trì).
- TNEX có hai loại tài khoản (CASA, Energy)
- CASA: Như một tài khoản ngân hàng bình thường bạn có thể chuyển tiền tới và đi
- Energy: Kiểu như một tài khoản điểm thưởng, các bạn có thể dùng tiền trong tài khoản này để mua thẻ ĐT, thanh toán hoá đơn, tiền có thể chuyển từ CASA sang Energy nhưng bạn không thể chuyển tiền từ tài khoản Energy.
- Liên kết với MOMO, ViettelPay ổn áp
- Chăm sóc khách hàng qua tổng đài và Email nhiệt tình.
- Chưa có dạng thẻ VISA, MASTERCARD.
- TNEX chưa có phòng giao dịch ở tất cả các tỉnh thành. Các bạn nên cân nhắc
- Hạn mức tối đa chỉ có 10 triệu (Xem tại đây)
OCTO - Ngân Hàng CIMB
Trong thời gian dịch đang ở nhà, mình có tìm hiểu được thêm một Ngân hàng số mới, không kém cạnh các ngân hàng khác. Đó là OCTO Bank by CIMB. Thoạt đầu mình cũng định đăng ký thử xem sao, ưu điểm nổi trội ở ngân hàng này là có thẻ VISA ảo. Ngoài ra còn rất nhiều thông tin khác mình sẽ nói ở ngay bên dưới:
- Đăng ký eKYC nhanh chóng, ngân hàng giao thẻ tận tay trong vòng 1 tuần (trong thời điểm dịch).
- TNEX có hai loại tài khoản (OCTO Visa Debit, OCTO Fast)
- OCTO Visa Debit: Là loại tài khoản có thẻ cứng (được giao sau khi định danh thành công), tài khoản này có thể sử dụng để mua sắm, rút tiền mặt qua cây ATM và chuyển khoản. Hạn mức của tài khoản này là 100 triệu/ngày. (Xem thêm)
- OCTO Fast: Là loại tài khoản có thẻ VISA ảo, tài khoản này có thể sử dụng để mua sắm online và chuyển khoản. Bạn được bỏ vào tối đa 50 triệu trong tài khoản. Hạn mức của tài khoản này là 10 triệu/ngày. (Xem thêm)
- Thẻ có màu tím đen và hoa văn khá đẹp. Phù hợp với các GenZ.
- Liên kết được với MOMO.
- Thanh toán được Online với Paypal (Mình đã test).
- Chỉ có phòng giao dịch ở Hà Nội, TP.HCM, chưa có phòng giao dịch ở các vùng khác.
- Phí thường niên là 79K/năm. Nếu tài khoản chi tiêu trên 4 triệu trong 1 năm thì Free nốt.
Viettel Pay - Ngân Hàng Quân Đội
Ngân hàng số tiếp theo được mình xin giới thiệu đó chính là Viettel Pay. Viettel Pay được Viettel lập ra và được Ngân hàng Quân Đội bảo trợ. Được tạo ra với sứ mệnh được điều hành bởi người Việt, phục vụ người Việt (Tôi nghe người ta nói thế chứ tui không biết :v). Sau đây là một số thông tin về Viettel Pay cho anh em tham khảo:
- Là một sản phẩm của MBBANK, được điều hành và quản lý bởi trụ sở chính của MBBANK.
- Việc đăng kí trên ứng dụng khá nhanh và dễ, tuy nhiên cần phải cầm CMND/CCCD ra các ViettelStore gần nhất để thực hiện xác thực danh tính để mở khóa toàn bộ tính năng.
- Có cung cấp thẻ Mastercard Prepaid ảo, với phí mở 22k, dễ dàng quản lý., phí chuyển đổi ngoại tệ thấp.
- Hoàn toàn không có phí ẩn, phụ phí, phí thường niên.
- Giao diện ứng dụng đẹp, nhưng còn hơi rườm rà.
- Có nhiều chương trình khuyến mãi Viettel++ cho người dùng mạng Viettel, sinh viên sử dụng mạng Viettel.
- Thẻ của ViettelPay được cung cấp miễn phí, hình thức đẹp cùng với logo của ViettelPay và MBBank.
- Tuy nhiên thẻ không thể liên kết các ví điện tử như MoMo mà chỉ có thể dùng để thanh toán online và rút tiền.
- Phí rút tiền tại các cây ATM là miễn phí.
CAKE - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Cuối cùng là ngân hàng số được ra mắt mới đây không lâu, đó là CAKE. Một ngân hàng dành cho GenZ (hơi giống TNEX). Về màu sắc của các loại thẻ ATM thì mình cảm thấy khá phong phú và thu hút. Đặc biệt là màu "hồng nam tính" rất thích hợp cho các chị em hoặc anh em :v. Với câu slogan dễ như ăn "CAKE" thì đó cũng là định hướng của ngân hàng số này - giảm đi các thủ tục rườm rà, khiến những hoạt động của ngân hàng này nhanh, gọn, lẹ hơn rất nhiều. Mình cũng điểm qua các thông tin của ngân hàng số CAKE này nhé.
- Với tiền thân là YOLO by VPBANK, CAKE cũng được xây dựng trên nền tảng này và được tiếp quản bởi be Group.
- Cũng khá giống TNEX của MSB, CAKE hướng đến một số bộ phận người dùng là Gen Z hiện đại.
- Dễ dàng đăng kí qua eKYC như các nền tảng ngân hàng số khác. Nhận ngay thẻ Mastercard Debit trong vòng 2 tuần kể từ ngày thành công eKYC.
- Thẻ khá đẹp, với 4 màu nổi bật: Xanh lá, Xanh biển, Vàng, Hồng.
- Giao diện ứng dụng đẹp, thân thiện với người dùng.
- Hoàn toàn miễn phí, không có phí ẩn, phụ phí, phí thường niên.
- Dễ dàng thanh toán ở mọi nơi, nhưng phí chuyển đổi ngoại tệ khá cao (3,3%).
- Có thể liên kết MoMo và Paypal và thanh toán các dịch vụ & hàng hóa.
- Dễ dàng topup qua chuyển khoản 24/7, liên ngân hàng hoặc topup qua cổng nạp tiền của CAKE.
Lời Kết
Qua bài viết này, chắc chắc sẽ giúp các bạn hiểu hơn ngân hàng số là gì và một số ngân hàng số hiện nay mà mình đã sử dụng. Chúc các bạn tìm hiểu thật kĩ và chọn cho mình một ngân hàng tốt để sử dụng lâu dài nhé.
Tags: otheratmthoughtNhững Bài Viết Liên Quan: